Căng cơ đùi có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

căng cơ đùi

Căng cơ đùi là một trong những chấn thương cơ phổ biến, đặc biệt ở người chơi thể thao hoặc vận động mạnh. Dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được xử lý đúng cách, tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, chất lượng sống, thậm chí để lại di chứng lâu dài.

Căng cơ đùi là gì?

Căng cơ đùi xảy ra khi các sợi cơ bị kéo giãn quá mức, dẫn đến rách hoặc tổn thương mô cơ. Tình trạng này thường xuất hiện ở một trong ba nhóm cơ chính tại vùng đùi:

  • Cơ gân kheo: nằm phía sau đùi, đóng vai trò quan trọng trong việc co chân.
  • Cơ tứ đầu đùi: nằm ở phía trước đùi, giúp duỗi đầu gối và gập hông.
  • Cơ khép: nằm bên trong đùi, tham gia vào quá trình khép chân.

Các cơ này dễ bị tổn thương khi phải hoạt động với cường độ cao hoặc thực hiện động tác đột ngột, đặc biệt ở điểm tiếp nối giữa cơ và gân.

căng cơ đùi do chơi thể thao

Ai dễ bị căng cơ đùi?

Căng cơ đùi thường gặp ở:

  • Chấn thương ở người chơi thể thao như điền kinh, bóng đá, bóng rổ, nhảy cao, nhảy xa… nơi cần sử dụng nhóm cơ đùi nhiều.
  • Người ít vận động, có cơ yếu, thiếu sự đàn hồi, không khởi động kỹ trước khi tập luyện.
  • Người từng bị chấn thương trước đó nhưng chưa hồi phục hoàn toàn, dễ bị tái phát ở cùng vị trí.

Triệu chứng nhận biết căng cơ đùi

Một số dấu hiệu thường gặp khi bị căng cơ đùi bao gồm:

  • Đau đột ngột và dữ dội tại vùng đùi, đặc biệt khi vận động.
  • Nghe tiếng “rắc”, “phựt” hoặc cảm giác cơ bị đứt bên trong khi xảy ra chấn thương.
  • Sưng nề, bầm tím, và mềm cơ quanh vùng tổn thương.
  • Giảm sức mạnh cơ, khó thực hiện các động tác như đứng, đi lại, chạy hoặc co duỗi chân.
  • Có thể sờ thấy khối tụ máu hoặc lõm cơ ở vị trí rách cơ nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây căng cơ đùi

Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Vận động quá mức: Thực hiện các động tác lặp lại trong thời gian dài khiến cơ bị mỏi và mất khả năng co giãn linh hoạt.
  • Chuyển động đột ngột: Thay đổi tư thế nhanh, xoay người hoặc bật nhảy bất ngờ khiến cơ chưa kịp thích ứng.
  • Căng thẳng kéo dài: Tâm lý căng thẳng có thể gây co thắt cơ không cần thiết, tạo áp lực lên mô cơ.
  • Do bệnh lý nền: Một số rối loạn thần kinh, cơ xương hoặc thiếu máu cơ có thể là nguyên nhân nền.
  • Mất nước và dinh dưỡng kém: Làm giảm tính đàn hồi của cơ, dễ dẫn đến tổn thương.
  • Lười vận động: Khiến cơ yếu, khó thích ứng với các hoạt động bình thường.

Mức độ nghiêm trọng của căng cơ đùi

Căng cơ đùi được chia thành 3 mức độ:

  • Độ 1 (nhẹ): Tổn thương ít sợi cơ, đau nhẹ, không sưng hoặc bầm tím. Người bệnh vẫn có thể đi lại.
  • Độ 2 (trung bình): Rách một phần cơ, đau vừa đến nặng, có sưng và bầm tím, giảm chức năng vận động.
  • Độ 3 (nặng): Đứt hoàn toàn cơ, đau dữ dội, sưng nhiều, bầm tím lan rộng, không thể vận động hoặc đi lại.

3 mức độ căng cơ đùi

Chẩn đoán căng cơ đùi

Bác sĩ sẽ đánh giá dựa trên:

  • Khám lâm sàng: Kiểm tra tư thế, khả năng vận động, hỏi tiền sử chấn thương.
  • Cận lâm sàng:
    • X-quang: Loại trừ gãy xương đi kèm.
    • MRI (Cộng hưởng từ): Xác định mức độ rách cơ, vị trí tổn thương chính xác.
    • Siêu âm cơ: Hữu ích trong theo dõi tiến triển và đánh giá tình trạng mô mềm.

Cách điều trị căng cơ đùi

1. Biện pháp RICE tại nhà

  • Nghỉ ngơi (Rest): Tránh vận động, giữ chân thư giãn.
  • Chườm đá (Ice): Giảm sưng, viêm bằng cách chườm lạnh 10–20 phút/lần, vài lần mỗi ngày.
  • Băng ép (Compression): Dùng băng đàn hồi quấn đùi để giảm sưng.
  • Kê cao chân (Elevation): Giúp máu lưu thông, giảm phù nề.

2. Sử dụng thuốc

Để giảm đau và viêm, bác sĩ có thể kê các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen. Tuy nhiên, cần dùng đúng liều và không tự ý sử dụng để tránh tác dụng phụ.

3. Vật lý trị liệu

  • Tập các bài kéo giãn, tăng sức mạnh cơ đùi.
  • Tăng độ dẻo dai và phục hồi chức năng sau chấn thương.
  • Có thể kết hợp liệu pháp nhiệt, sóng siêu âm hoặc dòng điện nhẹ để kích thích cơ.

4. Trị liệu thần kinh cột sống

Bác sĩ sử dụng kỹ thuật nắn chỉnh nhẹ nhàng các khớp cột sống và xương chậu, giúp giải phóng sự chèn ép lên cơ và dây thần kinh. Phương pháp này hỗ trợ giảm đau và cải thiện cấu trúc vận động hiệu quả.

5. Trị liệu đau cơ chuyên sâu

Bằng cách dùng tay hoặc thiết bị chuyên dụng tác động trực tiếp vào vùng cơ bị tổn thương, phương pháp này giúp thư giãn các bó cơ, giảm co thắt và tăng cường lưu thông máu.

6. Phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ được xem xét trong trường hợp căng cơ nghiêm trọng khiến cơ đùi đứt hoàn toàn và không đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn.

VIII. Phòng ngừa căng cơ đùi

Để hạn chế nguy cơ chấn thương, cần:

  • Khởi động đầy đủ trước khi vận động.
  • Giãn cơ sau khi tập để cơ hồi phục.
  • Duy trì lịch tập luyện điều độ và phù hợp thể trạng.
  • Uống đủ nước, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ (đặc biệt là protein, magie, canxi).
  • Kiểm soát cân nặng, tránh gây áp lực lên nhóm cơ đùi.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh luyện tập quá sức.

Căng cơ đùi có nguy hiểm không?

Nếu được xử lý sớm và đúng cách, căng cơ đùi có thể phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu chủ quan hoặc điều trị sai cách, người bệnh có thể gặp biến chứng như:

  • Giảm hoặc mất khả năng vận động.
  • Teo cơ, dị dạng chân.
  • Gãy xương do yếu cơ.
  • Hội chứng khoang – biến chứng nguy hiểm cần cấp cứu.

Do đó, việc chẩn đoán sớm và điều trị đúng phương pháp đóng vai trò rất quan trọng.

Lời kết

Căng cơ đùi là chấn thương phổ biến nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm. Khi gặp phải các triệu chứng đau đùi kéo dài, sưng hoặc bầm tím bất thường, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp kịp thời.

Nếu bạn đang gặp tình trạng căng cơ đùi hoặc có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến cơ xương khớp, đừng ngần ngại liên hệ Phòng khám xương khớp Cao Khang để được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ!

Recommended Posts